Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng, chống tham nhũng >> Tuyên truyền GDPL về PCTN
Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó đã sửa đổi, bổ sung 09 Điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và tiểu mục 1 của Mục IX, Mục X thuộc Phần B Phụ lục Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi, cụ thể:  
Câu hỏi 36: Những ai phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm và kê khai bổ sung? 1. Kê khai hàng năm bao gồm các đối tượng sau: - Người giữ chức vụ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; - Các ngạch công chức và các chức danh:  
Câu hỏi 33: Các trường hợp nào được xác định là có xung đột lợi ích ? Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:  
Câu hỏi 31: Khi phát hiện hành vi tham nhũng, có những hình thức nào để thông tin cho cơ quan, người có thẩm quyền? Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng, bao gồm: phản ánh, tố cáo và báo cáo về hành vi tham nhũng. Như vậy, việc cung cấp thông tin về tham nhũng có thể được thực hiện bằng các hình thức khác nhau như phản ánh, tố cáo, báo cáo. Qua đó, giúp các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, thu thập các thông tin về tham nhũng nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời. Quy định về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng giúp khuyến khích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, điều này cũng thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường phát hiện hành vi tham nhũng. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ hơn trách nhiệm tiếp nhận và xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng.  
Câu hỏi 29: Việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử được quy định cụ thể như thế nào?        
Câu hỏi 27: Theo quy định của Luật PCTN năm 2018, có những phương thức nào để phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị? Tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và thường được che dấu rất tinh vi. Do vậy, việc phát hiện hành vi tham nhũng trong thực tế không dễ dàng. Phát hiện tham nhũng là khâu rất quan trọng, tạo tiền đề để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng. Luật PCTN năm 2018 tiếp tục ghi nhận 03 phương thức chủ yếu để phát hiện tham nhũng, bao gồm: - Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán; - Phản ánh, báo cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng. Các quy định trên cơ bản kế thừa các quy định của Luật PCTN 2005 nhưng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để nâng cao khả năng phát hiện tham nhũng.  
Câu hỏi 25: Vì sao phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn? Việc chuyển đổi được thưc hiện theo nguyên tắc nào? Chuyển đổi vị trí công tác có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng. Mục đích của việc chuyển đổi nhằm ngăn ngừa việc cán bộ, công chức ở lâu một vị trí có thể tạo nên những ê kíp, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật để tham nhũng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo sự ổn định của quản lý nhà nước, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tính chuyên môn sâu của các vị trí công tác.  
Hưởng ứng việc phát động của Thanh tra Chính phủ về cuộc thi 'Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”, ngày 31/8/2021 Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Công văn số 839/TTr-PCTN về việc tổ chức triển khai hưởng ứng cuộc thi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.  
Ngày 20/8/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTCP về kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Nội dung cụ thể như sau:
Câu hỏi 23: Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn là gì? Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ. Quy tắc ứng xử cũng là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật và các quy phạm đạo đức trong các tình huống cụ thể phát sinh trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, quy tắc ứng xử tạo ra những khuôn mẫu, chuẩn mực trong ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng và thực hiện đúng quy tắc ứng xử cũng góp phần loại trừ nguyên nhân phát sinh tham nhũng trong hoạt động công vụ và là cơ sở để người dân giám sát việc thực thi công vụ của những người có chức vụ, quyền hạn.  
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 988 khách