Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thanh tra Chính phủ: Hướng dẫn triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2022”
Ngày cập nhật 05/09/2019

Ngày 11 tháng 7 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2022”. Để Đề án được triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ có hiệu quả, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2019 về việc hướng dẫn triển khai Đề án, cụ thể như sau:

 

 

Đối với các đơn vị địa phương Thanh tra Chính phủ đề nghị chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

  1. Về chỉ đạo, điều hành:

Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo Đề án tại  địa phương.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  nếu thành lập Ban chỉ đạo Đề án thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập. Thành phần Ban chỉ đạo Đề án gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh: Thanh tra, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Ủy Ban MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân, Đài phát thanh và Truyền hình và một số cơ quan, tổ chức khác do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Ban chỉ đạo Đề án có  trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Đề án tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án, báo cáo định kỳ được thực hiện theo kỳ công tác năm và được gửi về Ban Chỉ đạo Đề án ở Trung ương (qua Thanh tra Chính phủ).

Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện là cơ quan chủ trì, tham mưu tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, điều phối, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án tại địa phương mình.

  1. Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án:

- Việc quán triệt, hướng dẫn và ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án được quy định như sau: UBND tỉnh có trách nhiệm: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Ban hành các kế hoạch: Kế hoạch thực hiện Đề án cả giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019 và năm 2020 (được ban hành trong tháng 9/2019); Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2021(ban hành trong tháng 12/2020). Kế hoạch thực hiện Đề án ban hành cần được lượng hóa mục tiêu tỷ lệ % đạt được theo mục tiêu cụ thể của Đề án; Chỉ đạo rà soat, bổ sung, bố trí nguồn lực, các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Đề án.

- Việc lựa chọn xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng: UBND tỉnh chọn xây dựng mô hình điểm tại các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng hoặc tình hình tiêu cực, tham nhũng diễn biến phức tạp.

- Việc biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Thanh tra Chính phủ sẽ biên soạn các cuốn sách và in ấn, phát hành các tài liệu đến các Bộ, ngành địa phương đầu năm 2020

3. Về chế độ thông tin, báo cáo các đơn vị địa phương: gửi kế hoạch thực hiện Đề án cả giai đoạn, Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019 và năm 2020 về Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/10/2019; gửi Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2021 về Thanh tra Chính phủ trước ngày 10/01/2020 và gửi báo cáo kết quả thực hiện Đề án hằng năm trước ngày 30/11 của năm thực hiện để Thanh tra Chính phủ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Toàn văn Công văn số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2019 đính kèm

 

                                                               Thanh tra tỉnh

Tập tin đính kèm:
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 2.548 khách