Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật tố cáo
Ngày cập nhật 15/08/2018

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh chủ trì họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo. Toàn thể thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự họp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Thanh tra Chính phủ chỉ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo. Ngày 02/8, TTCP đã tổ chức họp lấy ý kiến về bố cục, các nội dung quy định chi tiết chương, điều, khoản, điểm của Luật tố cáo.

Tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Thường trực Tổ biên tập đã bố cục dự thảo theo hướng như sau: Chương I, Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Chương II, Quy định chi tiết các điều khoản của Luật tố cáo; Chương III, Quy định về biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo; Chương IV, Điều khoản thi hành.

Về nội dung của Nghị định, Ban soạn thảo, Tổ biên tập cho rằng một số vấn đề cần hướng dẫn cụ thể: việc gia hạn giải quyết tố cáo; hình thức rút tố cáo; căn cứ để người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới; việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm người bị tố cáo và bảo vệ người tố cáo.
Đối với các biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo, có 3 vấn đề cần hướng dẫn cụ thể: vấn đề nhiều người cùng tố cáo về một nội dung; về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; về xử lý hành vi vi phạm.
Ban soạn thảo, Tổ biên tập cơ cấu nội dung Nghị định thành 2 chương trong đó, Chương I, Hướng dẫn thi hành Luật theo yêu cầu; Chương II, Tổ chức  thi hành Luật. Trong Chương II, xây dựng mục quan trọng là hướng dẫn vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Phó Tổng Thanh tra kết luận, Ban soạn thảo, Tổ biên tập cơ cấu, Chương I, Nghị định chỉ quy định những vấn đề Luật giao, ngoài những vấn đề Luật không giao hướng dẫn, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đề xuất những nội dung cần hướng dẫn, tuy nhiên phải giải thích rõ vì sao cần hướng dẫn. Đối với những vấn đề Luật không giao hướng dẫn thì đưa sang chương tổ chức thi hành; những vấn đề gì Luật và Nghị định cũ đang được thực thi bình thường không vướng trong thực tiễn thực hiện thì giữ nguyên; vấn đề bao che, trù dập người tố cáo cần hướng dẫn song nên quy định rõ hướng xử lý; đối với xử lý người dân tố cáo sai chỉ nên để câu dăn đe nhắc nhở, không nên quy định cứng nhắc. Ngoài ra, Nghị định phải có Điều quy định vấn đề công chức, viên chức hành chính tố cáo cấp trên sai để xử lý (điều này để ở phần xử lý vi phạm).
Việc bảo vệ người tố cáo, Nghị định cần quy định người tố cáo phải có đơn đề nghị được bảo vệ; quyền bảo vệ người tố cáo do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo vệ các thông tin tố cáo là trách nhiệm chung; bảo vệ tính mạng, thân thể người tố cáo do Bộ Công an thực hiện; bảo vệ vị trí việc làm người tố cáo phải có đề nghị với người thụ lý tố cáo để chuyển đơn cho công đoàn nơi người đó làm việc, liên đoàn lao động đại diện, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, theo đó liên đoàn lao động hướng dẫn nội dung này. Đối với bảo vệ vị trí việc làm, trù dập người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn; việc rút đơn tố cáo là nguyên tắc tự nguyện, nên đơn giản hóa vấn đề; nên có mẫu để người tố cáo ký đồng ý việc rút đơn tố cáo./.

(www.thanhtra.gov.vn)

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 473 khách