Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
trong quy định pháp luật hiện hành về quy trình tiến hành thanh tra thì tại sao xây dựng kế hoạch thanh tra phải được người ra quyết định thanh tra phê duyệt, giải thích?
Người gửi: Anh Thư - (Ngày gửi: 14/11/2021)
Đáp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, quy định trách nhiệm của Người ra Quyết định thanh tra là "Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc của hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra; các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra". Vì vậy Người ra quyết định thanh tra phải phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra. Việc xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được quy định tại Điều 16 Thông tư 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Kim Cúc

 

Hỏi:
Kết luận thanh tra phải có những nội dung gì? Ai là người có thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra?
Người gửi: Trần Trọng T - SV (Ngày gửi: 30/09/2019)
Đáp:

Trả lời:

Theo quy định của Luật thanh tra, thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra do người đã ra quyết định thanh tra thực hiện.

Cụ thể, Điều 50 Luật thanh tra quy định: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

- Kết luận về nội dung thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 1.037 khách