Tìm kiếm tin tức
Triển khai thực hiện Chỉ thị 41-CT/TU của Tỉnh ủy
Ngày cập nhật 10/12/2019

Ngày 06 tháng 12 năm 2019, thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 21/10/2019 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (theo kết luận 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị), Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 9325/UBND-XD, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện các quan điểmmục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW, Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Trung ương và của tnh (Kết luận số 77-KL/TU ngày 07/10/2013, Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 13/5/2014) có liên quanTổ chức đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kết luận 77-KL/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV).

Thường xuyên quan tâm công tác ch động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những vị trí trung tâm của các quyết định phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiệnnền tảng, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

2. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trước những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng... Trong tuyên truyền, cần chú trọng đa dạng các hình thức, nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là tại cơ sở, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, “Ngày Chủ nhật xanh” và phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”.

3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bo vệ môi trường trên địa bàn; đồng thời, ch động xây dựng chương trình, kế hoạch cho những năm tiếp theo, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạchcác chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu qu tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, hy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường...; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên và môi trường. Kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường đ bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật. Có cơ chế và khuyến khích người dân tham gia giám sát việc quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị 41-CT/TU, một số nội dung trọng tâm như sau:

Thường xuyên cập nhật và cụ thể hóa “Kịch bản biến đi khí hậu, nước biển dâng” để có những giải pháp phù hợp cho từng vùng, địa phương.

- Hoàn thành việc điều tra và xây dựng bản đồ tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Có cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước; sử dụng tiết kiệm nước ngọt.

- Chấn chỉnh việc khai thác cát sỏi trên phạm vi cả tỉnh, đặc biệt là đầu nguồn sông Hương và sông Bồ.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát trin kinh tế. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.  chính sách hạn chế sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đồ nhựa có tính năng sử dụng một lần. Không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng tiềm ẩn các chất nguy hại, gây ô nhiễm.

Tập trung x lý ô nhiễm môi trường, phấn đấu từ sau năm 2020, chất lượng môi trường được cải thiện năm sau cao hơn năm trước, nhất là ở các khu dân cư, đô thị, các chợ. Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn, trọng điểm là các làng nghề, khu vực chăn nuôi tập trung, khu vực ven biển và đầm phá.

Có chính sách phù hợp để khuyến khích mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư x lý chất thải rắn, nước thải theo hướng công nghệ hiện đại. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp và đẩy mạnh quản trị môi trường trong các doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Tập trung xử lý chất thđộc hại, chất thải y tế. Coi trọng việc phân loại các chất thi tại nguồn, nhất là rác thi sinh hoạt.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác qun lý tài nguyên, bảo vệ môi trường các cấp, nhất là cấp cơ sở. Đmạnh công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển.

Tiếp tục rà soát, hỗ trợ di dời dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi, lũ quét và các nguy cơ thiên tai khác.

- Nghiên cứu đầu tư, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và phát huy hiệu quả quy chế vận hành liên hồ chứa trong tưới, tiêu cho các vùng thường xuyên bị hạn hán và chống úng ngập nặng.

Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ...; nghiên cứu cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế và xã hội các địa phương có rừng.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát và tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực trong quá trình xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho ứng phó biến đổi khí hậu và bo vệ môi trường.

7. Sở Ngoại vụ:

Mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế để tiếp cận công nghệ mới, huy động nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đến các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực địa phương cho việc thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên, khoáng sản, không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản, đốt chặt phá rừng trái phép; tăng cường phổ biến pháp luật gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; đồng thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý khoáng sản, tài nguyên đất, nguồn nước, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện thành phố.

10. Các sở, ban, ngành đoàn thể khác:

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các đề án, dự án triển khai thực hiện tốt Kế hoạch hành động này. Huy động nguồn lực tham gia của cộng đồng; phổ biến kinh nghiệm, tuyên truyền nhân rộng các mô hình sinh kế, phát triển xanh có hiệu quả cho lĩnh vực, đoàn thể và địa phương.

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án có liên quan lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do UBND tỉnh ban hành.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ nêu trên; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 25/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 989 khách