Tìm kiếm tin tức
“Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu quả”
Ngày cập nhật 22/01/2021

Ngày 18/01/2021, Thanh tra tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 71/KH-TTr  phát động phong trào thi đua năm 2021 ngành Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề “Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu quả”.

 

Nội dung phong trào cụ thể như sau: 

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chị thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về việc “tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; quán triệt sâu sắc Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền gắn với việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó chú trọng đổi mới cả nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng có hiệu quả trong công tác thi đua, khen thưởng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).

2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức,  người lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong đó yêu cầu Thủ trưởng Thanh tra các đơn vị:

 - Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện nghiêm Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

 - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; 05 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên ngành Thanh tra; quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra...

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải gương mẫu chấp hành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, các biểu hiện tiêu cực, cục bộ, mất đoàn kết, thái độ hách dịch, quan liêu, cửa quyền, lợi dụng công vụ để vụ lợi; chịu trách nhiệm về việc để nội bộ đơn vị mất đoàn kết, công chức, người lao động vi phạm. Cán bộ, công chức phải chấp hành nghiệm túc quy định về thời gian, giờ giấc làm việc; quy định về mặc trang phục Ngành, đeo thẻ công chức; tuyệt đối không uống rượu, bia trong giờ hành chính, vào buổi trưa trong các ngày làm việc, đặc biệt là tại các nơi đang làm nhiệm vụ tiếp dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

3. Thi đua nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành trên các lĩnh vực hoạt động:

 - Công tác thanh tra, kiểm tra: triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoạt động thanh tra phải bám sát, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra trách nhiệm, thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc; nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các Chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Phấn đấu hoàn thành 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch, các cuộc thanh tra đột xuất được giao.

- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ và Quyết định 3287/QĐ-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh. Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn dấu đạt tỷ lệ trên 85% đối với vụ việc mới phát sinh; tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên 80% nhằm phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp năm 2021.

- Công tác phòng, chống tham nhũng: Triển khai thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả; khẩn trương triển khai thi hành quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiểu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực (đặc biệt trong quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm ....); phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

4. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra; tăng cường cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính.

5. Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước năm 2021 gắn với nội dung trọng tâm là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, tập trung chỉ đạo các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động: phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, gắn với phong trào thi đua “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua do Tỉnh phát động như “Toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”; “Ngày chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”; “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; “Huế - bốn mùa hoa”, “Làm cho Huế đẹp hơn...”

 

                                                                                      Hiếu Sơn                 

 

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 230 khách