Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội thảo đổi mới tổ chức và hoạt đông thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính
Ngày cập nhật 13/09/2017
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội thảo đổi mới tổ chức và hoạt đông thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Dự và chỉ đạo hội thảo, đồng chí Phan Văn Sáu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh.

 

 

 

 

​​​​Tham dự hội thảo có đồng chí Kiều Đình Thụ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; đại diện Thanh tra Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế; lãnh đạo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Nội, Thanh Hóa; thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu một số nội dung định hướng thảo luận tại hội thảo, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu yêu cầu các đại biểu tập trung vào hai nhóm vấn đề cụ thể: Thứ nhất, về lịch sử/ cơ sở hình thành, phát triển của địa vị pháp lý của cơ quan và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước; phân tích, bình luận các quy định pháp lý hiện hành, đánh giá thực tiễn thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thanh tra. Thứ hai, phân tích, bình luận các quy định pháp lý hiện hành, đánh giá thực tiễn thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thanh tra đối với nội dung liên quan đến KLTT và việc thực hiện KLTT.

21706409_10207875342241442_2101290244_o.jpg


Từ định hướng nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra 2010, TTCP chủ trương, khuyến khích, động viên, phát huy trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra, các cán bộ lãnh đạo quản lý trên mọi lĩnh vực, các nhà khoa học và toàn thể nhân dân đề xuất, hiến kế các ý tưởng sáng tạo, khả thi cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này. Tổng Thanh tra khẳng định, mọi ý kiến phân tích, bình luận, kiến nghị, đề xuất tâm huyết, có cơ sở khoa học và thực tiễn dù là đột phá, mạnh mẽ, đều sẽ được khuyến khích, tôn trọng và lắng nghe, chia sẻ, tranh luận, phản biện và sẽ được tập hợp đầy đủ nhằm xác lập luận cứ sửa đổi Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian tới.

 

Tại hội thảo các đại biểu được nghe các ý kiến tham luận về vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước thực trạng, giải pháp; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra; một số vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về thanh tra; một số bất cập chủ yếu của Luật thanh tra 2010 và đề xuất sửa đổi, bổ sung.v.v.

IMG_8621.JPG


Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan tới việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật thanh tra 2010; vị trí pháp lý và tính độc lập của cơ quan thanh tra nhà nước trong hệ thống chính trị; mục đích của hoạt động thanh tra.

 

Đồng thời, ý kiến đại biểu cho rằng, nếu xây dựng một luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động thanh tra của bộ máy nhà nước thì cần tách nội dung quy định về trình tự, thủ tục, về hiệu lực của hoạt động thanh tra với các quy định về cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xác định; phải phân định rõ các cơ quan thanh tra trong bộ máy hành pháp, hành chính nhà nước và hoạt động thanh tra khác; tổ chức, bộ máy của cơ quan thanh tra nhà nước còn thiếu tính hệ thống; quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, việc đảm bảo thực hiện quyền còn hạn chế; vị thế của người đứng đầu cơ quan thanh tra hạn chế so với nhiệm vụ, quyền hạn được giao…/.

(Theo www.thanhtra.gov.vn)

​​​

 

​Tham dự hội thảo có đồng chí Kiều Đình Thụ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; đại diện Thanh tra Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế; lãnh đạo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Nội, Thanh Hóa; thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu một số nội dung định hướng thảo luận tại hội thảo, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu yêu cầu các đại biểu tập trung vào hai nhóm vấn đề cụ thể: Thứ nhất, về lịch sử/ cơ sở hình thành, phát triển của địa vị pháp lý của cơ quan và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước; phân tích, bình luận các quy định pháp lý hiện hành, đánh giá thực tiễn thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thanh tra. Thứ hai, phân tích, bình luận các quy định pháp lý hiện hành, đánh giá thực tiễn thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thanh tra đối với nội dung liên quan đến KLTT và việc thực hiện KLTT.

21706409_10207875342241442_2101290244_o.jpg
Từ định hướng nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra 2010, TTCP chủ trương, khuyến khích, động viên, phát huy trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra, các cán bộ lãnh đạo quản lý trên mọi lĩnh vực, các nhà khoa học và toàn thể nhân dân đề xuất, hiến kế các ý tưởng sáng tạo, khả thi cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này. Tổng Thanh tra khẳng định, mọi ý kiến phân tích, bình luận, kiến nghị, đề xuất tâm huyết, có cơ sở khoa học và thực tiễn dù là đột phá, mạnh mẽ, đều sẽ được khuyến khích, tôn trọng và lắng nghe, chia sẻ, tranh luận, phản biện và sẽ được tập hợp đầy đủ nhằm xác lập luận cứ sửa đổi Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian tới.

 

Tại hội thảo các đại biểu được nghe các ý kiến tham luận về vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước thực trạng, giải pháp; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra; một số vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về thanh tra; một số bất cập chủ yếu của Luật thanh tra 2010 và đề xuất sửa đổi, bổ sung.v.v.

IMG_8621.JPG
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan tới việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật thanh tra 2010; vị trí pháp lý và tính độc lập của cơ quan thanh tra nhà nước trong hệ thống chính trị; mục đích của hoạt động thanh tra.

 

Đồng thời, ý kiến đại biểu cho rằng, nếu xây dựng một luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động thanh tra của bộ máy nhà nước thì cần tách nội dung quy định về trình tự, thủ tục, về hiệu lực của hoạt động thanh tra với các quy định về cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xác định; phải phân định rõ các cơ quan thanh tra trong bộ máy hành pháp, hành chính nhà nước và hoạt động thanh tra khác; tổ chức, bộ máy của cơ quan thanh tra nhà nước còn thiếu tính hệ thống; quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, việc đảm bảo thực hiện quyền còn hạn chế; vị thế của người đứng đầu cơ quan thanh tra hạn chế so với nhiệm vụ, quyền hạn được giao…/.

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 1.691 khách