|
|
|
Đinh Thị Như Hiền
Phó Bí thư Đảng uỷ
|
Lương Bảo Toàn
Bí thư Đảng uỷ
|
Lê Hồ Nhân
Đảng uỷ viên
|
|
|
|
Nguyễn Xuân Ánh
Đảng uỷ viên
|
Ngô Thị Kim Cúc
Đảng uỷ viên
|
Phan Thị Lê Hằng
Đảng uỷ viên
|
|
|
|
Trần Hiếu Sơn
Đảng uỷ viên
|
|
Nguyễn Thị Xuân
Đảng uỷ viên
|
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG UỶ
1. Chức năng
Đảng uỷ Thanh tra tỉnh là hạt nhân chính trị, lãnh đạo trực tiếp các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ theo Quy định 98-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá IX).
2. Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức Đảng, các Phòng Nghiệp vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, Phòng Thanh tra, phòng, chống tham nhũng và Văn phòng Thanh tra tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao gồm công tác chuyên môn và an ninh, quốc phòng theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướ
- Lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ và công tác đoàn thể; quán triệt và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác xây dựng Đảng, thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện.
- Thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, quan điểm lập trường giai cấp công nhân của Đảng, chống mọi biểu hiện tham nhũng, tiêu cực vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Làm tốt công tác tổ chức và cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho tỉnh trong việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ thuộc ngành Thanh tra theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và ngành Thanh tra.
- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khá
- Lãnh đạo trực tiếp các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia của cơ quan.
- Lãnh đạo tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA ĐẢNG UỶ, BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ
1. Trách nhiệm, quyền hạn Đảng uỷ
Đảng uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội của Đảng bộ, có trách nhiệm, quyền hạn:
- Lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, trực tiếp là Nghị quyết của Tỉnh uỷ, của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thanh tra tỉnh.
- Bàn và quyết định những vấn đề lớn về phương hướng nhiệm vụ, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN và quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện sai trái khác để giữ nghiêm kỷ cương kỷ luật của Đảng
- Lãnh đạo các Chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên về sinh hoạt tại địa phương nơi cư trú; làm tốt công tác phát triển Đảng, xem xét đề nghị kết nạp đảng viên mới, công tác khen thưởng, kiểm tra và xử lý kỷ luật các tổ chức và đảng viên vi phạm và phân loại tổ chức cơ sở Đảng hàng năm.
- Lãnh đạo và thực hiện chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng an ninh, an toàn cơ quan, đề cao cảnh giác Cách mạng, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Cho ý kiến về báo cáo định kỳ của Ban Thường vụ Đảng uỷ và UBKT Đảng uỷ.
- Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong cơ quan, xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động; vận động quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Chuẩn bị nội dung, nhân sự Ban chấp hành (BCH) Khoá mới và quyết định thời gian triệu tập Đại hội cấp mình. Chỉ đạo Đại hội các Chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với các chủ trương và Nghi quyết của Đảng.
- Đề xuất nội dung, chương trình công tác, chương trình hội nghị của Ban chấp hành và thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ.
- Xem xét, quyết định công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật... đối với cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Ban Thường vụ Đảng uỷ
- Thay mặt Đảng ủy lãnh đạo và chỉ đạo mọi mặt hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ họp Đảng uỷ.
- Chuẩn bị chương trình kế hoạch, nội dung và báo cáo tình hình công việc trong các kỳ họp của Đảng uỷ.
- Cụ thể hoá các Nghị quyết của cấp trên và cấp mình, thay mặt Đảng uỷ quyết định một số chủ trương, biện pháp cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết trong các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng uỷ.
- Chuẩn bị hồ sơ và nội dung trình Đảng uỷ quyết định việc tách, nhập, giải thể, thành lập mới các tổ chức Đảng trực thuộc, chuẩn y Cấp uỷ trực thuộc, xem xét đề nghị kết nạp đảng viên và thi hành kỷ luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Đảng uỷ.
- Lãnh đạo các Trưởng phòng chuyên môn của cơ quan, đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
- Xây dựng Đề án quy hoạch cán bộ, đề xuất bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ trình Đảng uỷ xem xét trước khi có ý kiến thống nhất với Thủ trưởng cơ quan.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của cấp trên và Nghị quyết của Đảng uỷ Thanh tra tỉnh.
III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH
1. Các đồng chí Uỷ viên BCH (kể cả các đồng chí trong Ban Thường vụ) có trách nhiệm
- Tham gia lãnh đạo tập thể của BCH, thảo luận và quyết định các công việc chung của BCH theo Điều lệ Đảng quy định.
- Từng Cấp uỷ viên trên cương vị công tác phải tích cực chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ về lĩnh vực được phân công bảo đảm cho các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng thực thi có hiệu quả.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh kịp thời báo cáo và đề xuất những giải pháp giải quyết.
- Mỗi Uỷ viên BCH (kể cả các đ/c trong Ban Thường vụ) được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác ở cơ quan, hoặc một số công việc cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Cấp uỷ, Thủ trưởng chuyên môn để làm tốt công tác xây dựng Đảng và công tác xây dựng các tổ chức đoàn thể.
- Các đồng chí Đảng uỷ viên được quyền thông tin về hoạt động của Ban Thường vụ, được trả lời những vấn đề có liên quan, đồng thời tranh thủ ý kiến của Ban Thường vụ về những vấn đề quan trọng có liên quan đến lĩnh vực công tác của Đảng uỷ viên phụ trách.
- Từng Đảng uỷ viên được phân công nhiệm vụ thích hợp và được đề đạt nguyện vọng của mình, nhưng khi được tập thể Ban Thường vụ quyết định thì phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Đồng chí Bí thư Đảng uỷ
- Đồng chí Bí thư Đảng ủy là người trực tiếp chủ trì công việc của Đảng uỷ và Ban Thường vụ, đề xuất những vấn đề quan trọng để Đảng uỷ và Ban Thường vụ nghiên cứu vận dụng, sáng tạo và triển khai thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các Chi bộ trực thuộc.
- Bảo đảm duy trì sinh hoạt của Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ đúng định kỳ, đúng nguyên tắc quy định của Điều lệ Đảng; chỉ đạo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng.
- Trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác cơ mật của của Đảng, chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng.
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thường kỳ, đại hội Đảng bộ, và chỉ đạo đại hội các Chi bộ trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Thay mặt Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ duyệt và ký các văn bản của Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ.
3. Đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy
- Cùng với đồng chí Bí thư tổ chức thực hiện việc quán triệt và kiểm tra đôn đốc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và cấp mình, kịp thời phát hiện, đề xuất với Bí thư và Ban Thường vụ những vấn đề mới nảy sinh cần uốn nắn và phát huy.
- Cùng với đ/c Uỷ viên Thường vụ Đảng ủy chuẩn bị và chỉ đạo nội dung các kỳ họp của Ban Thường vụ và Đảng uỷ. Xây dựng chương trình công tác và điều hành công việc theo chương trình. Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất lên Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh và thông báo cho các Chi bộ Đảng trực thuộc.
- Trực tiếp phụ trách công tác Đảng vụ, hoàn chỉnh các văn bản, văn kiện, trực tiếp chỉ đạo công tác nghiệp vụ và tài chính phục vụ các hoạt động của Ban Thường vụ và Ban chấp hành Đảng bộ.
- Thay mặt đồng chí Bí thư điều hành hoạt động của Đảng bộ khi đồng chí Bí thư đi vắng và giải quyết các công việc được đồng chí Bí thư phân công hoặc uỷ quyền.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ theo sự phân công của đồng chí Bí thư.
THANH TRA TỈNH