Tìm kiếm tin tức
Hướng dẫn làm bài dự thi "Tìm hiểu lịch sử Công Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế"
Ngày cập nhật 07/04/2009

Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử công đoàn Tỉnh Thừa Thiên Huế” của Liên đoàn Lao động tỉnh.  Ban chấp hành Công đoàn Thanh tra tỉnh hướng dẫn các nội dung cần trả lời như sau (Các đoàn viên cần hoàn thiện lại nội dung):

THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ CÔNG ĐOÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
 
Câu 1: Các kỳ đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của các kỳ đại hội?
Đại hội I: Đại hội Công nhân cứu quốc họp vào tháng 10 năm 1945 tại nhà in Đắc lập- Thành phố Huế. Tham dự đại hội có đại biểu công nhân nhà đèn, Nhà máy in, Xưởng vôi Long Thọ, nhà máy nước, Sở lục lộ, ga Huế. Trường Kỷ nghệ và đại biểu các Hội Ái hữu, nghiệp đoàn, thợ thủ công, lao động
          Đồng chí Trần Tấn được bầu làm Bí thư hội Công nhân cứu quốc
          Đại hội II: Hội nghị đại biểu Công đoàn tỉnh, tổ chức vào tháng 9 năm 1947 taik Khe Đá Mài, CK3, Chiến khu Hòa Mỹ. Dự hội nghị gồm đại biểu các cơ sở: IN, sản xuất vũ khí, dược phẩm, sửa chữa hỏa xạ, nhà đèn và đại biểu các cơ quan Hành chính sự nghiệp. Đồng chí Trần Anh Liên được bầu làm thư ký công Đoàn Thuận Hóa
          Năm 1950, đ/c Trần Anh Liên được Thường vụ khu ủy điều ra công tác tại Liên hiệp Công Đoàn liên khu IV. Tháng 6/1950, Hội nghị Thường vụ Liên hiệp  Công đoàn mở rộng đã cử đ/c Nguyễn Luận làm thư ký.
          Đại hội III: Hội nghị Đại biểu Công Đoàn toàn tỉnh được tiến hành vào tháng 5 năm 1951 bao gồm đại biểu của các cấp Công đoàn trong tỉnh về tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp Hành Công đoàn tỉnh do đ/c Nguyễn Thảo (tức Luận) làm thư ký. Ban Chấp hành gồm các đ/c Bùi Quỳ, Khách, Ngọc, Minh, Ngân, Lê Ba, Lục, Trực
          Đại hội IV: Hội nghị cán bộ Công Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế họp vào tháng 2 năm 1976 tại nhà số 31B Nguyễn Thái Học, Thành phố Huế
          Tại hội nghị, đồng chí Tống Hoàng Nghiên, Tỉnh ủy viên, thay mặt Lãnh đạo tỉnh đọc quyết định số 16/QĐ-TC ngày 26/1/1976 cảu Ban Thường Vụ tỉnh ủy về chỉ định Ban chấp hành Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ nhất gồm 11 đ/c.
          Đại hội V: Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ nhất họp từ ngày 22 đến 27 tháng 11 năm 1977 tại Thành Phố Huế. Tham dự đại hội có 412 đại biểu thay mặt cho hơn 80.000 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh Bình Trị Thiên. Đại hội bầu Ban chấp hành liên hiệp Công đoàn gồm 39 đồng chí, trong đó có 7 đồng chí là nữ.
          Ngày 15/1/1978, BCH Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên khóa I họp phiên đầu tiên bầu 11 đ/c vào Ban Thường vụ
          Đại hội VI: Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ hai họp từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1981 tại Thành Phố Huế. Tham dự đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho hơn 85.000 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh Bình Trị Thiên. Đại hội bầu Ban chấp hành liên hiệp Công đoàn gồm 41 đồng chí, trong đó có 7 đồng chí là nữ.
          Ngày 16/8/1981, BCH Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên khóa II họp phiên đầu tiên bầu 11 đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm làm Thư ký liên hiệp Công Đoàn.
Đại hội VII: Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ III họp từ ngày 26 đến 28 tháng 8 năm 1983 tại Nhà văn hóa Trung tâm, Thành Phố Huế. Tham dự đại hội có 300 đại biểu thay mặt cho hơn 86.000 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành liên hiệp Công đoàn gồm 42 đồng chí, trong đó có 8 đồng chí là nữ. BCH Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên khóa III họp phiên đầu tiên bầu 13 đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm làm Thư ký liên hiệp Công Đoàn.
Đại hội VIII: Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ IV họp từ ngày 28 đến 30 tháng 7 năm 1988 tại Nhà văn hóa Trung tâm, Thành Phố Huế. Tham dự đại hội có 280 đại biểu thay mặt cho hơn 101.198 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh. Đại hội bầu Ban chấp hành liên hiệp Công đoàn gồm 41 đồng chí. BCH mới đã bầu 12 đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm làm Thư ký liên hiệp Công Đoàn.
          Ngày 17/10/1988 Đại hội Đại biểu Công Đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đổi tên các Liên hiệp Công đoàn địa phương các Công Đoàn quận, huyện thành Liên Đoàn Lao động. Chức danh Tổng thư ký được đổi thành Chủ tịch Tổng Liên đoàn, thư ký liên hiệp Công đoàn được đổi thành Chủ tịch liên đoàn Lao động
          Tháng 7 năm 1989 chia lại địa giới 3 tỉnh Bình- Trị- Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ban chấp hành Liên đoàn Lao động Thừa Thiên Huế gồm 17 đ/c và 6 đ/c được bầu vào Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm làm chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh
          Tháng 1 năm 1990 đồng chí Nguyễn Xuân Lý được bầu làm Chủ tịch liên đoàn Lao động tỉnh thay đ/c Lê Viết Tâm chuyển công tác. Ngày 3 tháng 8 năm 1992 đ/c Phan Trung Kế được quyết định làm Chủ tịch L ĐLĐ tỉnh thay Đ/c Nguyễn Xuân Lý chuyển công tác
          Đại hội IX: Đại hội đầu tiên sau khi phân lại địa giới hành chính, họp từ ngày 28 đến 30 tháng 6 năm 1993 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Tham dự địa hội có 250 đại biểu chính thức thay mặt cho 29.121 đoàn viên Công đoàn toàn tỉnh. Đại hội bầu 27 đ/c vào Ban Chấp Hành liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất đã bầu 9 đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Phan Trung Kế làm chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế

                 Đại hội X: Họp từ ngày 8 đến 9 tháng 7năm 1998 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Tham dự địa hội có 250 đại biểu chính thức thay mặt cho 37.733 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 76.470 CNVC- L Đ toàn tỉnh. Đại hội bầu 35đ/c vào Ban Chấp Hành liên đoàn Lao động tỉnh, trong đó có 8 nữ. Bầu 7 đ/c tiêu biểu đi dự Đại hội CĐ toàn quốc lần thứ VIII.

 Hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất đã bầu 11đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Phan Trung Kế làm chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Đại hội XI: Họp từ ngày 14 đến 16 tháng 7năm 2003 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Tham dự địa hội có 249 đại biểu chính thức thay mặt cho 47.884 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 53.097 CNVC- L Đ toàn tỉnh. Đại hội bầu 35đ/c vào Ban Chấp Hành liên đoàn Lao động tỉnh  Hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất đã bầu 11đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Phan Trung làm chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Đại hội XII: Họp từ ngày 26 đến 28 tháng 6 năm 2008 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Tham dự địa hội có 250 đại biểu chính thức thay mặt cho 48.070 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 55.089 CNVC- LĐ toàn tỉnh. Đại hội bầu 35đ/c vào Ban Chấp Hành liên đoàn Lao động tỉnh Hội nghị Ban chấp hành đã bầu 11đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Phan Trung làm chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu các kỳ đại hội:
1. Đại hội I: Động viên hội viên tham gia phong trào xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, ủng hộ miền Nam kháng chiến thực hiện chủ trương diệt 3 thứ giặc do Hồ Chủ tịch kêu gọi “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
          2. Đại hội II: Phải khôi phục hoạt động Công đoàn, tổ chức Công đoàn kháng chiến, nhằm phục vụ công cuộc kháng chiến trên quê hương Thừa Thiên Huế, nâng cao tính giai cấp của công nhân ở các xí nghiệp, nhà máy và công sở. Hội nghị quyết định phải nhanh chóng xây dựng cơ sở Công đoàn ở Thị xã Thuận Hóa, góp phần làm rối laonj hoạt động của địch ngay tại sào huyệt của chúng.
          3. Đại hội III: tích cực chuẩn bị chuyển mạnh sang Tổng phản công- Phát động phong trào thi đua “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, kiện toàn tổ chức công đoàn
          4. Đại hội IV: tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong công nhân viên chức. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những chủ trương công tác của Công Đoàn cho công nhân viên chức, giáo dục ý thức cách mạng ngay tại cơ sở
          Tiến hành mở hội nghị Công nhân viên chức bàn biện pháp thực hiện kế hoạch Nhà nước, ký kết hợp đồng tập thể và tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, khối cơ quan hành chính sự nghiệp mở hội nghị công nhân viên chức để bàn biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong từng đơn vị.
          5. Đại hội V: phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội, XHCN của cán bộ CNVC, tổ chức động viên phong trào cách mạng rộng lớn của công nhân viên chức, thi đua lao động sản xuất và cần kiệm xây dựng CNXH nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm 1976-1980. Trước mắt trong năm 1978 là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tích cực tham gia công cuộc cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản, tư nhân; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức, cải tiến kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng Công đoàn lớn mạnh. Thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ nhất đề ra
          6. Đại hội 6: Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể XHCN của CNVC-LĐ, tích cực tham gia cải tiến quản lý, đi đầu trong phong trào thi đua lao động sản xuất, sẳn sàng chiến đấu, nâng cao năng lực và phương pháp công tác, xây dựng Công Đoàn ngày càng vững mạnh, nhất là công đoàn huyện và cơ sở, tích cực góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
          7. Đại hội VII: Đẩy mạnh phong trào thi đua “Ba giỏi” Sản xuất giỏi, tổ chức đời sống tốt, quốc phòng an ninh mạnh và 5 mũi tiến công thành phòn trào hành động cách mạng mới, với khí thế sôi nỗi, liên tục, đều khắp trong CNVC. Động viên khai thác mọi khả năng tiềm năng lao động, vật tư, thiết bị, ngành nghề, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội hằng năm và 5 năm; giáo dục động viên tổ chức để CNVC thực sự làm chủ trong sản xuất, trong phân phối lưu thông và trong đời sống tổ chức xã hội. Tham gia đắc lực vào công việc nhà nước, đóng góp hiệu quả vào việc cải tiến quản lý kinh tế, nhất là quản lý xí nghiệp. Hợp tác chặt chẻ với các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề về điều kiện sản xuất và chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của CNVC, kiểm tra hoạt động nhà nước, giáo dục tổ chức CNVC sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống địch phá hoại gắn liền đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực trong sản xuất và đời sống, tích cực thực hiện cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp, tư bản tư doanh, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, làm chổ dựa tin cậy của Đảng và nhà nước
          8. Đại hội VIII: Bồi dưỡng những quan điểm và kiến thức về cơ chế quản lý kinh tế, ý thức và năng lực làm chủ cho CNVC, nâng cao giác ngộ giai cấp, xây dựng đội ngũ CNVC vững mạnh, tổ chức thường xuyên, rộng khắp phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Tham gia xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội, cộng tác chặt chẽ với chính quyền để giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của CNVC. Động viên CNVC xây dựng lực lượng vũ trang, cũng cố quốc phòng, bảo vệ sản xuất, tăng cường công tác đối ngoại. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ Công đoàn
          9. Đại hội IX: Mục tiêu hoạt động của Công đoàn “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức  và phương hướng hoạt động, vì lợi ích công nhân lao động và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân; vì sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của nước”
          10. Đại hội X: Mục tiêu và khẩu hiệu hành động “Vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì việc làm, đời sống, quyền dân chủ của CNVC và người lao động xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế giàu đẹp”
          11. Đại hội XI: Mục tiêu và khẩu hiệu hành động “Vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn vững mạnh; thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế giàu đẹp”
          12. Đại hội XII: “Đổi mới, sáng tạo hoạt động Công đoàn, vì quyền, lợi ích của Đoàn viên, Người lao động; vì sự phát triển bền vững của đất nước, quê hương Thừa Thiên Huế ”
          Câu 2: Những mục tiêu chủ yếu trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Thừa Thiên Huế thời kỳ đẩy mạnh CNH- H ĐH đất nước?
          Chương trình hành động của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Thừa Thiên Huế thời kỳ đẩy mạnh CNH- H ĐH đất nước nêu rõ 6 mục tiêu:
          1. Xây dựng và bổ sung, triển khai thực hiện chiến lước xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh dài hạn và từng năm
          2. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, xây dựng các mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp. Phấn đấu 100% công nhân lao động tham gia BHXH, BHYT, 100% doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể và xây dựng thang bảng lương của DN, tổ chức được đại hội CNVC, hội nghị người lao động hàng năm.
          3. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình đọ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho Công nhân, Chú trọng đào tạo nghề cho công nhân từ nông thôn, Cn trẻ và Lao động trẻ và nữ công nhân. Phân đấu 60-70% CN trong các doanh nghiệp qua đào tạo; trong đó Trung câp nghề đạt 18-20%, kỹ sư 16%, CN có tay nghề bậc thợ cao đạt 8-10%
4. Tiếp tục nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, bản lính chính trih, hiểu biết pháp lutậ, tác phong công nghiệp, kỹ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong CN nhất là CN trẻ. Phấn đấu 100% Cn trong các DN học tập 5 bài chính trị cơ bản, có 12-14% CN qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ sơ cấp trở lên.
5. Sớm thành lập tổ chức cơ sở Đảng ở những doanh nghiệp cso đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng tại DN phù hợp với từng thành phần kinh tế. Phấn đấu có từ 12-15% công ty cổ phần, công ty TNHH, 22-27%DN có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng có tổ chức Đảng tại Doanh nghiệp
6. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ, ĐTNCSHCM, Hội LHTNVN trong các loại hình doanh nghiệp. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn, ĐTNCSHCM, HLHTNVN trong các doanh nghiệp. Phấn đấu 100% các DN có tổ chức Công đoàn và 100% CN được kết nạp vào tổ chức Công đoàn, 20 -25% CN là thanh niên tham gia tổ chức Đoàn và HLHTNVN trong các DN
Câu 3: Những mục tiêu, nhiệm vụ cảu CĐ tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2008- 2013:
Mục tiêu:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên CNVC-LĐ toàn tỉnh về vị trí, vai trò to lớn của giai cấp CN tỉnh nhà trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH  quê hương, đất nước
2. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của công nhân; nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn, kỷ năng nghề nghiệp cho công nhân; xây dựng giai cấp CN tỉnh nhà lớn mạnh
3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu mới; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn
Nhiệm vụ và giải pháp:
1. làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giai cấp Công nhân, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước
2. Chủ động và tham gia giải quyết có hiệu quả những bức xúc của CNVC-LĐ
3. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công Đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh.
4. Vận động công nhân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế- Xã hội và xây dựng giai cấp công nhân

 

 

Tập tin đính kèm:
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.086.357
Truy cập hiện tại 1.818 khách