Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đồng bộ các giải pháp trong phòng, chống tham nhũng
Ngày cập nhật 21/01/2016
Công bố Kêt luận thanh tra Công ty TNHHNN MTV Đầu tư và Du lich Huế (ảnh minh họa)

Qua 10 năm triển khai Luật Phòng chống tham nhũng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành của UBND tỉnh, sựvào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnhThừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Một số kết quả đạt được

 

Qua 10 năm triển khai Luật Phòng chống tham nhũng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Trong đó, đã ban hành 781 văn bản phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng và tổ chức gần 4.700 lớp tuyên truyền pháp luật liên quan cho gần 404.000 cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Công tác cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực được đẩy mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân, doanh nghiệp trong giao dịch hành chính, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng ngừa các hành vi tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi tham nhũng đã được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, kịp thời. Qua đó, đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo ra những chuyển biến về hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, hạn chế được tiêu cực và tham nhũng nảy sinh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ 2006 đến năm 2015 đã phát hiện 42 vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng; trong đó, số vụ việc có nguồn tài liệu từ công tác trinh sát là 13 vụ; số vụ từ các đơn vị chuyển đến 29 vụ. Kết quả giải quyết là đã khởi tố 36vụ/63bị can, trong đó kết luận điều tra 35 vụ/60 bị can, số tiền thiệt hại là 20,3 tỷ đồng, thu hồi được 10,2 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh cho biết, kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã cho thấy việc phòng, ngừa tham nhũng với những giải pháp đồng bộ như công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập,...bước đầu đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Những hạn chế, khó khăn

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo tham nhũng tỉnh, tình hình tham nhũng tuy không phức tạp nhưng phương thức thủ đoạn tinh vi hơn, các vi phạm chủ yếu xảy ra trên các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, quản lý sử dụng đất đai, thu chi ngân sách; quản lý các nguồn vốn vay…Một trong những nguyên nhân phát sinh tham nhũng là do công tác quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn những tồn tại nhất định như chưa minh bạch, chưa xóa bỏ được cơ chế “xin-cho”; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN chưa tạo được chuyển biến căn bản về nhận thức của người dân trong phòng chống tham nhũng.

Cùng với đó, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức và việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng còn yếu, chưa triệt để...Dẫn đến một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả thấp; nhất là trong việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong khối Nội chính trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Thanh tra kiến nghị khởi tố vẫn còn chậm và chưa chặt chẽ. Các vụ tham nhũng thường phát hiện chậm, có vụ đã nhiều cơ quan hoặc nhiều cấp tham gia xác minh nên việc thu nhập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn. Việc trưng cầu giám định các tài liệu, vật chứng cũng phức tạp, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác điều tra xử lý.

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc công an tỉnh cho biết, qua thực tế công tác phòng chống tham nhũng còn rất nhiều khó khăn vướng mắc như: nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy định trong quản lý kinh tế, điều hành ngân sách còn chưa chặt ch, thiếu đồng bộ; các tội tham nhũng trong Bộ luật Hình sự hiện hành (gồm 7 tội danh), có tội danh chưa rõ hoặc chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể như: thế nào là nghiêm trọng? rất nghiêm trọng? hoặc đặc biệt nghiêm trọng?.Có một số tội danh quy định "dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị kỷ luật" về hành vi tương tự thì cấu thành tội phạm...đây là ranh giới có tội hay không có tội, hình sự hay hành chính...gây khó khăn cho việc lượng hình và đánh giá tính chất, mức độ phạm tội.

 

Công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nhà, đất

và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Huế (Ảnh minh họa)

Đồng bộ các giải pháp và kịp thời điều chỉnh, bổ sung pháp luật

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những văn bản yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, đoàn thể trong tỉnh tiếp tục quán triệt nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ; đặc biệt là vai trò trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường rà soát, kiểm tra, cắt giảm, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp gây phiền hà, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch trong giao dịch hành chính; sử dụng ngân sách Nhà nước; mua sắm, bán đấu giá tài sản công; quản lý các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản; tuyển dụng công chức, viên chức; các nguồn kinh phí hỗ trợ cho đối tượng chính sách, hộ nghèo,…Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm, đặc biệt là tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, tuyển dụng cán bộ... để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.

Qua thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành liên quan cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sungcác chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, đối với Luật phòng, chống tham nhũng cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả trong khu vực tư; hình sự hóa mạnh các hành vi tham nhũng, làm giàu bất hợp pháp để đấu tranh hiệu quả với tình hình tham nhũng ngày càng diễn ra phức tạp cũng như phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định và thông lệ quốc tế trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng. Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 theo quy định mới trong Hiến pháp 2013 để đảm bảo đồng bộ, nhất quán với Luật Đất đai, Luật Tài nguyên và Môi trường và hệ thống pháp luật có liên quan…đồng thời nghiên cứu để ban hành Luật về tài sản công.

www.thuathienhue.gov.vn

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.041.500
Truy cập hiện tại 275 khách