Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

QLNN về công tác thanh tra và giải quyết KNTC ở Việt Nam hiện nay
Ngày cập nhật 15/11/2017

(ThanhtraVietNam) - Viện Khoa học Thanh tra (KHTT) vừa tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ năm 2016 - 2017 về: “Quản lý nhà nước (QLNN) về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài do TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.

Theo Ban Chủ nhiệm đề tài, để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về công tác thanh tra và giải quyết KNTC trong thời gian tới cần thống nhất trong nhận thức của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền về những vấn đề cơ bản liên quan đến bản chất, thẩm quyền, nội dung, nguyên tắc và phương thức QLNN về công tac thanh tra, giải quyết KNTC. Do vậy, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật hiện nạy nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị, góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC trong bối cảnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra.

 

TS. Nguyễn Tuấn Khanh trình bày tại hội thảo 

 

Theo đó, đề tài tiếp cận vào 3 nội dung nghiên cứu chính là những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thanh tra, giải quyết KNTC; thực trạng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC và phương hướng, giải pháp đối với QLNN về công tác thanh tra và giải quyết KNTC.

Góp ý vào nội dung nghiên cứu của đề tài, các đại biểu cho rằng nội dung nghiên cứu mà đề tài đưa ra là một vấn đề phức tạp do pháp luật hiện nay còn có quy định khác nhau về QLNN đối với công tác thanh tra, giải quyết KNTC. Theo đó, các ý kiến tập trung vào một số vấn đề:

Về kết cấu đề tài, nội dung quy định cơ sở pháp lý của QLNN về công tác thanh tra chuyển từ Chương II lên phần lý luận tại Chương I. Tại Chương I, về chủ thể và đối tượng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC nên điều chỉnh lại một số nội dung. Cụ thể, cần quy định chủ thể QLNN là các cấp chứ không nên để chủ thể là cá nhân. Cần đặt vấn đề hoạt động của ngành Thanh tra nói chung và TTCP nói riêng có hướng tới hoạt động QLNN hay không, do vậy cần xem xét, cân nhắc lại nội dung về đối tượng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC trong đề tài. Các nguyên tắc về QLNN trong nêu trong chương này còn chung chung, chưa đưa ra được đặc trưng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC.

 

Toàn cảnh hội thảo 

 

Tại Chương II, Ban chủ nhiệm đề tài nên xem xét đánh giá thực trạng QLNN thành hai mảng riêng biệt gồm hoạt động thanh tra và giải quyết KNTC. Bên cạnh đó, đề tài cần có đánh giá hoạt động của TTCP trong việc hướng dẫn, thực hiện việc QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC hiện nay. Ví dụ: các cá nhân, đơn vị nào của TTCP giúp các cơ quan nhà nước QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC.

Ngoài ra, Đề tài cần bổ sung giải pháp về hợp tác quốc tế về QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC ở trong Chương III./.

(Theo Lan Anh www.thanhtravietnam.vn)

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 1.184 khách