Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quy trình giải quyết tố cáo mới: Sẽ tăng cường vai trò trách nhiệm của Trưởng đoàn xác minh
Ngày cập nhật 21/01/2013

 

(ThanhtraVietnam) - Thông tư 01/2009/TT-TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết tố cáo trên cơ sở quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ đều đã hết hiệu lực nên không đáp ứng được yêu cầu của việc triển khai thực hiện các quy định mới trong Luật Tố cáo và Nghị định 76/2012/NĐ-CP. Do đó, việc ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo thay thế Thông tư số 01/2009/TT-TTCP là cần thiết và nhiệm vụ này đã được Tổng thanh tra Chính phủ phê duyệt, giao Cục Chống tham nhũng chủ trì thực hiện tại Quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng thể chế năm 2013, Hội thảo xây dựng thông tư lần thứ Nhất đã được tổ chức vừa qua tại Hà Nội.

Luật Tố cáo được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012. Ngày 3/10/2012, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo. Các văn bản này có nhiều quy định mới liên quan đến quy trình giải quyết tố cáo được ban hành tại Thông tư số 01/2009/TT-TTCP như: Khái niệm giải quyết tố cáo được mở rộng, bao gồm cả quá trình tiếp nhận tố cáo; Tố cáo được phân thành tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức và tố cáo hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước với cơ chế giải quyết không đồng nhất; việc công khai kết luận nội dung tố cáo; bảo vệ người tố cáo, quyền nghĩa vụ của người tố cáo, người giải quyết tố cáo cũng có những điểm mới…

Thông tư 01/2009/TT-TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình giải quyết tố cáo trên cơ sở quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ đều đã hết hiệu lực nên không đáp ứng được yêu cầu của việc triển khai thực hiện các quy định mới trong Luật Tố cáo và Nghị định 76/2012/NĐ-CP. Do đó, việc ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo thay thế Thông tư số 01/2009/TT-TTCP là cần thiết và nhiệm vụ này đã được Tổng thanh tra Chính phủ phê duyệt, giao Cục Chống tham nhũng chủ trì thực hiện tại Quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng thể chế năm 2013.
 

Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức hai hội thảo nữa để góp phần hoàn thiện Thông tư trước khi trình ký ban hành


Về cơ bản, Dự thảo Thông tư lần này đã kế thừa bố cục những quy định còn phù hợp của Thông tư 01/2009/TT-TTCP và bổ sung một số nội dung mới đáp ứng các quy định mới của pháp luật về giải quyết tố cáo. Dự thảo gồm 3 chương:

Chương 1: Những quy định chung, gồm 3 điều quy định về Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Nguyên tắc thực hiện quy trình giải quyết tố cáo.

Chương 2: Quy trình nghiệp vụ giải quyết tố cáo, gồm 19  điều được chia thành 3 mục lớn: tiếp nhận, chuẩn bị xác minh tố cáo; tiến hành xác minh tố cáo; kết luận, xử lý nội dung tố cáo và công khai kết quả giải quyết tố cáo.

Chương 3: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều quy định hiệu lực, việc tổ chức thực hiện, hiện và việc sửa đổi, bổ sung thông tư.

Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư lần này cũng có những điểm mới so với Thông tư 01/2009/TT-TTCP như: Mở rộng phạm vi điều chỉnh; Thu hẹp 1 phần đối tượng áp dụng; Bổ sung nghiệp vụ tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo và mẫu văn bản đề xuất thụ lý tố cáo; Quy định rõ hơn về văn bản thụ lý tố cáo; Quy định cụ thể việc lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo; Quy định về báo cáo kết luận nội dung xác minh của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc  cơ quan, tổ chức khác được giao xác minh tố cáo… Đặc biệt, với việc bỏ quy định về vai trò của người đứng đầu đơn vị của Trưởng đoàn xác minh trong việc xây dựng kế hoạch, xét duyệt báo cáo xác minh tố cáo sẽ góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn xác minh cũng như vai trò, trách nhiệm của ra quyết định thành lập đoàn xác minh. Mặc khác, đối với những vụ việc phức tạp, người ra quyết định vẫn có thể chỉ đạo đơn vị trực thuộc tham mưu trên cơ sở Kế hoạch, báo cáo của Đoàn xác minh - theo như ý kiến của đại diện Tổ biên tập - Ngoài ra quy trình cũng có quy định để người ra quyết định có thể mời tư vấn khi thấy cần thiết…

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập chung cho ý kiến về các vấn đề như: Phạm vi điều chỉnh có hợp lý không? Các nội dung mới bổ sung hoặc bỏ so với Thông tư 01/2009 có phù hợp, khả thi không? Các nội dung mới bổ sung hoặc bỏ so với Thông tư 01/2009 có phù hợp, khả thi không ? Cần thiết bổ sung thêm những biểu mẫu nào ? và một số nội dung khác…

Kết thúc Hội thảo, đại diện Tổ Biên tập đã giải đáp một số vấn đề liên quan và tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Dự kiến thời gian tới Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức hai hội thảo nữa để góp phần hoàn thiện Thông tư trước khi trình ký ban hành.

Thiên Cầm – Duy Thành (Thanhtravietnam.vn)

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.086.357
Truy cập hiện tại 778 khách