Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sửa đổi lối làm việc”: một số điều Bác dạy về công tác xây dựng Đảng
Ngày cập nhật 25/03/2009

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” vào tháng 10 – 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta gặp muôn vàn khó khăn và thử thách: chúng ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với ngân khố trống rỗng, chính quyền non trẻ, nạn đói còn chưa chấm dứt...

Ngay lúc đó, Bác Hồ đã khẳng định nhân tố hàng đầu của thắng lợi đó là sự lãnh đạo của Đảng: “Đảng ví như cái máy phát điện...máy phát mạnh thì đèn sáng''. Vì vậy Bác đã không ngừng chăm lo xây dựng Đảng trở thành một Đảng mácxít-lêninít vững mạnh để lãnh đạo cuộc kháng chiến của toàn dân đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong tác phẩm này, Hồ Chủ tịch đã phân tích nhiều quan điểm quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Ở đây xin đề cập tới một số quan điểm có ý nghĩa, tác dụng của nó còn nguyên giá trị cho giai đoạn cách mạng hiện nay.

I/ Mọi đảng viên và cán bộ của Đảng phải xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời do nhu cầu của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam chống lại sự bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản (Mà chủ yếu là giai cấp tư sản chính quốc Pháp). Chính thế cho nên ngay trong phong trào công nhân đã có yếu tố dân tộc độc lập, yếu tố yêu nước, từ đó mà mở rộng ra phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong dân tộc Việt Nam và vì vậy mà Đảng cộng sản Việt Nam ra đời được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết bởi sự kết hợp giữa 3 yếu tố.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Phong trào công nhân.

- Phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam lại gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích giai cấp với lợi ích của nhân dân 1ao động Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đã khẳng định ''Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác'', ''Vì toàn dân được giải phóng thì Đảng được giải phóng''. Như vậy chúng ta thấy rõ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không có mục đích tự thân, không, phải ''là một tổ chức để làm quan phát tài'' mà chỉ có mục đích duy nhất là lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ''làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” tiến tới giải phóng giai cấp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Bác dạy mỗi đảng viên chúng ta phải hiểu rằng lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng, lợi ích của mỗi bộ phận phải phục tùng lợi ích toàn thể, lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài''. ''Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”.

Hiện nay nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang coi lợi ích cá nhân người 1ao động là động lực trực tiếp cho sự phát triển. Nhưng một số người đã hiểu nhầm thành “lợi ích cá nhân'' là động lực cao nhất, thậm chí duy nhất. Họ suy nghĩ và hành động chỉ trên cơ sở lợi ích cá nhân của họ và gia đình họ. Họ vào Đảng và làm việc trong Đảng chỉ vì bản thân họ sẽ được cái gì, mất cái gì. Vì động cơ sai lạc như vậy nên trong tuyển dụng, đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ, trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ lrong Đảng; trong việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất; trong đấu tranh tự phê bình và phê bình... thường diễn ra kiểu êkíp, cánh hẩu, bè phái chứ không xuất phát từ lợi ích chung của Đảng mà làm. Đã đến lúc chúng ta cần giáo dục động cơ vào Đảng cho quần chúng, đảng viên hơn lúc nào hết - phải coi trọng chất lượng trong kết nạp Đảng - phải đình chỉ sự kết nạp ở những chi bộ và đảng bộ yếu kém, mất đoàn kết nghiêm trọng và kéo dài.

Bác nhấn mạnh đến ''đạo đức cách mạng'' ''cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân''. Đạo đức cách mạng đã được Bác tổng kết bằng năm điều là ''nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm''. Theo Bác Hồ phân tích thì đạo đức đó bao gồm cả phẩm chất và năng lực của người cán bộ, đảng viên. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mỗi cán bộ cần rèn luyện theo ba tiêu chuẩn sau:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước (đó là cái nhân, cái nghĩa, cái dũng lớn nhất của con người).

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm (đó 1à cái liêm, cái nghĩa, cái dũng lớn nhất của con người).

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp 1uật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao (đây là cái trí, cái nhân, cái 1iêm lớn nhất của mỗi người).

Như vậy, ba tiêu chuẩn chung của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay như Nghị quyết Trung ương ba, khoá VIII đã đề ra cũng chính là nội hàm cơ bản của ''đạo đức cách mạng'' mà Bác Hồ đã đề cập đến trong ''Sửa đổi lề lối làm việc'' từ tháng 10 năm 1947.

Bác còn nói: ''Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiên sĩ xung phong, đó là do sự tự giác…Mỗi người đảng viên phải cố gắng cho xứng đáng là một ngư trong những người đại biểu của dân tộc''.

Mỗi đảng viên phải là chiến sĩ tiên phong, theo Bác, muốn vậy, mỗi đảng viên phải tránh được ba khuyết điểm: ''bệnh chủ quan'', ''bệnh hẹp hòi'', ''bệnh ích kỷ''. “Bệnh chủ quan'' Bác nói: ''Nguyên nhân của bệnh chủ quan là kém lý luận, hoặc khlnh lý luận, hoặc lý luận suông''. Do vậy, Bác đòi hỏi mỗi đảng viên phải ra sức học tập và rèn luyện để có một ''lý luận chân chính''. Bác nới: “Lý luận là đem thực tê” trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu để xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế đó là lý 1uận chân chính.

“Bệnh hẹp hòi'', một chứng bệnh mà ''trong thì ngăn trỏ Đảng thông nhất, đoàn kết. Ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân''. “chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hoá v.v.. đều do bệnh hẹp hòi mà ra''. Muốn chống bệnh hẹp hòi, Đảng phải ra sức thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt khác; phải kiên quyết với những hiện tượng bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng. Tiếc rằng hiện nay nhiều nơi mất đoàn kết nghiêm trọng và kéo dài, chúng ta còn chưa có những giải pháp kiên quyết để chấm dút sớm, còn để ảnh hưởng đến uy tín, tâm tư, tình cảm của cả một đơn vị, sau đó lại cho rút êm, chuyển đẹp'', gây hậu quả xấu đối với uy tín của Đảng trước nhân dân.

Bệnh ích kỷ'' chính là chủ nghĩa cá nhân. Bác nói: ''chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc do đó mà sinh ra căn bệnh nguy hiểm'' như bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ...

“Để chữa khỏi các bệnh kia ta phải tự phê bình ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy lòng thành thật mà ráo riết phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đôi với nhau''.

“Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh, mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng''.

II/Để Đảng mạnh chúng ta phải “phê bình và sửa chữa”.

Đảng cũng là một thực thể xã hội do vậy trong quá trình vận động và phát triển trong Đảng và mỗi cán bộ đảng viên không thể tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm. Vả lại, cán bộ, đảng viên cũng là những con người, họ cũng có gia đình, quan hệ xã hội và sống trong những hoàn cảnh cụ thể. Vậy không thể tránh được những khuyết tật của những con người. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường như: phân hoá giàu nghèo, buôn lậu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác không ngừng tác động từng ngày, từng giờ vào mỗi cán bộ, đảng viên. Chúng ta hoàn toàn không sợ những tật bệnh và khuyết điểm đó mà chỉ sợ mỗi tổ chức, mỗi đảng viên có kiên quyết “phê bình và sửa chữa'' như Bác dạy hay không? Hay còn nể nang, nề tránh thậm chí ''ô dù, ''bao che'', ''trốn tội''.

Nghị quyết 6 lần 2 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra chương trình của cuộc vận động và chỉnh đốn Đảng trong đó có biện pháp quan trọng là mọi đảng viên và mọi tổ chức Đảng phải nghiêm chỉnh thực hành cuộc đấu tranh ''tự phê bình và phê bình'' trong Đảng. Vậy ý nghĩa, nội dung và cách làm thế nàn cho có hiệu quả chúng ta hãy đọc lại “Sửa đổi lối làm việc'' của Bác. Bác nói ''mục đích của phê bình cột giúp nhau sủa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ''.

“Vì Vậy phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để thật thà không nể nang, thêm bớt.. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người''.

Trong lúc phê bình khuyết điểm phải vạch ra rõ ràng, mà ưu điểm cũng phải nhắc đến, một mặt là để sửa chữa cho nhau, một mặt là để khuyến khích nhau bắt chước nhau”.

Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu hiểu những khuyết điểm của mình để tự mình sửa chữa”.

“Nói về từng người nể nang không phê bình …khác nào bỏ thuốc độc cho mình”.

“Nói về Đảng, một đảng mà dâu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng''. ''Phê bình không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa”.

Nếu ai cũng thiết thực phê bình'' và ''thiết thực sửa đổi'' thì Đảng sẽ vững mạnh.

Trong thực tế cuộc sống hiện nay, ''thiết thực phê bình'' càng không phải đơn giản. Sống trong cơ chế thị trường và con người phải chịu sự chi phối ràng buộc của hệ thống luật pháp Nhà nước - mà hệ thống luật pháp của ta - nhà nước pháp quyền của ta lại chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa đầy đủ. Mấy ai vi phạm pháp luật, vi phạm 1ợi ích chung như tham nhũng, buôn lậu, bè cánh, gia trưởng, mất dân chủ lại dám tự phê bình trước tổ chức, trước tập thể. Mấy ai dám phê bình thủ trưởng, phê bình người phụ trách những khuyết điểm kể trên. Thường thường trong tập thể, trong quần chúng, người ta chỉ tìm cách phê bình một cách ''khôn khéo, sáng suốt'' chứ không dám nói thẳng, nói thật, nói hết. Do vậy, người phụ trách càng phải hiểu mà ''tự sửa mình”. Mặt khác, tổ chức Đảng phải có vai trò: gợi ý, tổ chức cho cán bộ, đảng viên và tổ chức cấp dưới tiến hành tự phê bình và phê bình. Đặc biệt phải có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn trong việc sửa chữa khuyết điểm một cách thiết thực với những thời hạn nhất định. Nơi nào, đảng viên nào, cán bộ nào chỉ coi tự phê bình và phê bình là một hình thức dân chủ, thậm chí chỉ là một biện pháp để phát hiện những người trung thực, thẳng thắng dám đấu tranh để trù dập và vô hiệu hoá họ, chúng ta cần có biện pháp trừng trị nghiêm khắc. Có thế phê bình mới thiết thực và mới thiết thực sửa chữa như Bác Hồ thường mong muốn.

III/Vấn đề cán bộ là cái gốc của mọi việc:

Lênin từng khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào''.

Trong giai đoạn xây dựng đất nước, Lênin lại nói: ''Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó là then chốt. Nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn''.

Vận dụng tư tưởng của Lênin, trong “Sửa đổi lối làm việc'', Bác Hồ chúng ta đã khẳng định: ''Cán bộ là cái gốc của mọi công việc'' và ''Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém''. Trong đó Bác nói chúng ta phải :

1- Huấn luyện cán bộ'', ''huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng''. Cán bộ cần cái gì phải huấn luyện cái đó, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

2- Dạy cán bộ và dùng cán bộ, phải ''trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta'', “Phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng cây cối qúi báu''.

Để làm tốt việc này, trong Chiến lược cán bộ Đảng ta đã chỉ rõ phải có quan điểm đánh giá chữ đúng (phải dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả công tác, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể; phải có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển trong đánh giá; phải công khai, dân chủ và tập thể trong đánh giá cán bộ...) tuyển chọn cho tốt để đảm bảo sự kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ.

3- Đặc biệt Bác nói nhiều đến chính sách cán bộ: Bác nói, cán bộ cũng 1à những con người cụ thể - có cái chung nhưng lại rất riêng trong mỗi người cán bộ. Do vậy, để phát huy sức mạnh của từng người từ đó mà phát huy sức mạnh của cả đội ngũ cán bộ, chúng ta phải ''hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bó, cất nhắc cán bộ, yêu thương cán bó, phê bình cán bộ''.

Phải hiểu cán bộ một cách sâu sắc từ hoàn cảnh sống đến nỗi niềm, tâm tư, tình cảm, từ mặt mạnh đến mặt yếu của riêng từng cán bộ.

Phải dùng cán bộ theo kiểu đa dạng, đa năng, đa tài chứ không được dùng cán bộ theo kiểu êkíp, cánh hẩu, gia đình, địa phương chủ nghĩa.

IV/Cách lãnh đạo – phương thức lãnh đạo của Đảng:

Để lãnh đạo cách mạng thì nội dung lãnh đạo và các hình thức biểu hiện phải phù hợp nhau trong từng thời kỳ cách mạng. Khi nội dung đã thay đổi nhất thiết hình thức phải biến đổi theo. Lênin dạy chúng ta là: “Đấu tranh giữa nộl dung và hình thức, thay đổi nội dung, vứt bỏ hình thức''.

Chính vì vậy, Bác Hồ tổng kết ''lãnh đạo đúng nghĩa là:

1- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng là người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.

2- Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.

3- Phải tổ chức sự kiểm soát. Mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được''.

Nội dung là những yếu tố, những mặt, những mối liên hệ của sự vật tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật phát triển. Vậy nội dung của sự Iãnh đạo chính là những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong từng giai đoạn cách mạng. Nếu ở thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, nội dung đó là giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc xâm lược, giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến thì trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nội dung của sự lãnh đạo chính là giải quyết mâu thuẫn giữa sự nghèo nàn lạc hậu với sự tiến bộ, giàu có, mâu thuẫn giữa con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà lẽ dĩ nhiên những nội dung của những mâu thuẫn đó luôn luôn biến động và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó những hình thức biểu hiện nó cũng phải luôn luôn biến đổi. Những của nội dung. Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo trong cách lãnh đạo mà Bác Hồ đã chỉ cho chúng ta từ những năm 1947 để đổi mới cách lãnh đạo (phương thức lãnh đạo) chính là 'phát huy quyền làm chủ của dân''. Bác nói: ''Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng, “phải dùng cách từ trong quần chúng ra và trở lại nới quần chúng'' vì “lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng''.

“Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khêu gợi cho họ nói...như vậy, vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng nâng cao kinh nghiệm của mình''.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để đổi mới cách lãnh đạo, Đảng ta còn bổ sung và phát triển sâu hơn tư tưởng của Bác là phải xây dựng cơ chế ''Đảng cầm quyền'' và “xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân'' để phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Ngoài ra, để bàn sâu vễ ''cách lãnh đạo'', trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác Hồ còn đề cập đến một số hình thức và biện pháp cụ thể nhưng vẫn còn đúng mãi cho đến nay đó là “phương pháp kiểm tra''. Lãnh đạo phải kiểm tra, không kiểm tra coi như không lãnh đạo; phương pháp xây dựng điển hình, nhân điển hình và phương pháp tập trung dân chủ. Bác nói: Bất kỳ việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là liên hợp chính sách chung vớl chỉ đạo riêng; hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng''.

Bác còn công kích thói ba hoa, khuếch trương thành tích, rỗng tuyếch...

Bất luận phương pháp cách mạng nào cũng phải gắn với dân, sát cơ sở, không được quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan.

(St)

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.034.625
Truy cập hiện tại 1.397 khách