Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Gợi ý phần trả lời bắt buộc Cuộc thi tìm hiểu Tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày cập nhật 14/04/2009

Cuộc thi Tìm hiểu về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với hai tác phẩm “THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ” và “SỬA ĐỐI LỐI LÀM VIỆC” do Đoàn Dân Chính Đảng phối hợp với Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức sẽ kết thúc thời gian nhận bài ngày 30-4-2009. Dưới đây, xin giới thiệu phần tham khảo cho đáp án phần trả lời bắt buộc.

I. PHẦN TRẢ LỜI BẮT BUỘC:

      Câu 1: Hãy cho biết điều kiện thời gian, địa điểm và ý nghĩa câu nói của Bác Hồ: “Việc hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp chưa được tốt. Phải sửa đổi lề lối làm việc cho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh”.

      Trả lời:

      Cách đây hơn 40 năm, Bác cũng đã từng kể về một chuyện: 
Có lần Bác lên thăm Nhà máy chè Phú Thọ, các đồng chí chuyên gia nói rất sẵn sàng dạy cho ta 20 cán bộ để làm thí điểm cách trồng chè cho tốt, nhà máy chè nghe như thế rất mừng. Nhà máy gửi báo cáo lên Bộ Nông lâm. Ông Bộ Nông lâm nói việc dậy học phải hỏi Bộ Giáo dục, chúng tôi không giải quyết. Lên Bộ Giáo dục thì Bộ Giáo dục nói đó là việc trồng chè, chúng tôi không giải quyết được. Gần hai năm không giải quyết. Khi Bác lên thăm, tình cờ các chuyên gia nói lại. Khi về, Bác gặp ông nông lâm, Bác nói nhất định phải cho 20 cán bộ học cái này; ông nông lâm giải quyết. Thế là học được. Và Bác kết luận: “Việc hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp chưa được tốt. Phải
sửa đổi lề lối làm việc cho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh”.

      Câu nói này được trích từ bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị nghiên cứu nghị quyết TW, ngày 16/01/1966).

      Ý nghĩa của câu nói trên là giữa các ngành các cấp ngoài việc đã có phân công trách nhiệm rõ ràng. Thì đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, chung tay gánh vác để giải quyết nhanh chóng các vấn đề công việc nảy sinh cho nhanh cho tốt, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau mà làm trở ngại hay kéo dài công việc nhất là những việc cấp bách, quan trọng dẫn đến thiệt hại đủ đường mà rồi cuối cùng không ngành và cấp nào có lỗi. Thiết thực, tốt và nhanh - là những yêu cầu của Bác Hồ đối với hoạt động trong mọi lĩnh vực quản lý xã hội.

      Câu 2: Hãy cho biết điều kiện thời gian, địa điểm và ý nghĩa câu nói của Bác Hồ: “ Nếu chỉ kiệm mà không cần, thì sản xuất được ít, không đủ dùng. Nếu Cần mà không Kiệm thì làm chừng nào, xào chừng ấy, kết quả là không lại hoàn không

      Trả lời:

      Tại Đại Hội anh hùng và chiến chiến sĩ thu đua nông nghiệp năm 1957. Trong khi nói chuyện với những anh hùng, chiến sĩ về tham dự đại hội Bác hồ đã đề cập đến vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí và theo người: “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau. Nếu chỉ kiệm mà không cần, thì sản xuất được ít, không đủ dùng. Nếu Cần mà không Kiệm thì làm chừng nào, xào chừng ấy, kết quả là không lại hoàn không. Cho nên Cần và Kiệm là như tay phải và tay trái. Hai tay không thể thiếu một”.

        Ý nghĩa câu nói của Người về tiết kiệm, chống lãng phí là góp phần tăng thêm tiềm lực vật chất, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân. Người còn chỉ rõ “Mỗi một người cần phải cố gắng làm công việc của hai người. Công việc thường làm trong hai ngày, nay phải cố gắng làm xong xuôi chu đáo trong một ngày”. Hồ Chí Minh ý thức rõ mỗi một vật phẩm dù nhỏ đến lớn đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của nhân dân: “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào. Vì vậy ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác”. Tiết kiệm là nét đẹp văn hóa, là phẩm chất cần có của người cán bộ, đảng viên , bởi theo Người: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí, xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền”.

      Người luôn luôn nhắc nhở: “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Tiết kiệm những gì có thế tiết kiệm được và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nhằm chống lãng phí không cần thiết. Ý nghĩa lời dậy đó còn cho thấy những phẩm chất đạo đức mà chúng ta cần phải trau dồi để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành ý thức tự giác của mỗi người, tiết kiệm thực sự trở thành “Quốc sách” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

      Có thể nói, những chỉ dẫn của Người về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hiện nay. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có xu hướng chững lại bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan, chỉ số lạm phát tăng cao, đồng tiền trượt giá… thì việc tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những biện pháp tích cực để kiềm chế lạm phát hiện nay.  Hơn nữa, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang đi vào chiều sâu, đòi hỏi mỗi CB-ĐV, công chức phải “nói đi đôi với làm” trong thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí gắn với chức trách nhiệm vụ được giao.

(Nguồn Chi đoàn CCQLTT)

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.086.357
Truy cập hiện tại 1.237 khách