Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Các tổ chức Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ gì trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ?
Ngày cập nhật 10/10/2010

Trả lời:

Theo quy định của Luật thanh tra vừa được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua năm 2004 thì Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu ra. Mặt trận Tổ quốc cùng cấp chỉ đạo về tổ chức và hoạt động đối với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân là tổ chức quần chúng, do nhân dân bầu ra có chức năng giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chấp hành chính sách, pháp luật; trong đó có việc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Để cụ thể hóa trách nhiệm giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ban Thanh tra nhân dân, Điều 14 Luật khiếu nại, tố cáo có xác định Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm:

Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở...”.

-vĐiều 93 Luật khiếu nại, tố cáo quy định việc giám sát của tổ chức Thanh tra nhân dân ở cấp xã thể hiện thông qua các hoạt động sau đây:

- Tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn.

- Kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và giám sát việc giải quyết đó.

- Để đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức Thanh tra nhân dân, tại khoản 2 Điều 93 Luật khiếu nại, tố cáo có quy định:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghị của tổ chức Thanh tra nhân dân”.

Qua các quy định trên đây, có hai điểm cần lưu ý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân, đó là:

- Về tổ chức : Thanh tra nhân dân phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm 5 đến 11 người, mỗi Ủy viên Ban Thanh tra nhân dân do Hội nghị đại biểu ở thôn, ấp, bản ... bầu ra theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Sau khi bầu, Ban Thanh tra nhân dân được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã ra quyết định công nhận. Như vậy, những tổ chức lấy danh nghĩa là tổ chức Thanh tra nhân dân nhưng được thành lập một cách tự phát, không đúng quy định trên đây là những tổ chức không hợp pháp, không có tư cách pháp lý để thực hiện chức năng giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng và giám sát việc thi hành pháp luật nói chung.

- Về hoạt động: Thanh tra nhân dân là tổ chức của quần chúng, cho nên hoạt động của nó không mang tính quyền lực nhà nước.

Thanh tra nhân dân cũng không phải là tổ chức giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, không hoạt động theo sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cũng không phải là tổ chức trực tiếp tham gia vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết lại những vụ việc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết mà hoạt động chủ yếu của Thanh tra nhân dân là:

Thu thập thông tin, qua đó phát hiện việc vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết các khiếu nại, tố cáo đó đúng quy định của pháp luật.


Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.042.660
Truy cập hiện tại 989 khách