Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có những quyền gì?
Ngày cập nhật 23/02/2010

 

Trả lời :

Điều 17, Luật khiếu nại, tố cáo có quy định về quyền của người khiếu nại, bao gồm các quyền sau đây:

- Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại: quy định này nhằm bảo đảm quyền tự quyết định việc có khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình cho là đã xâm hại đối với quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

- Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại:

- Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại; Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người khiếu nại biết được quá trình giải quyết vụ việc của mình, từ đó họ có thể thực hiện tốt việc khiếu nại. Để bảo đảm thực hiện quy định này, Luật quy định người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết (Điều 34) và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại (Điều 37).

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quy định này liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền lợi cho người khiếu nại và đây cũng chính là mục đích của việc khiếu nại. Việc khiếu nại không chỉ nhằm mục đích làm rõ tính đúng, sai của quyết định hành chính, hành vi hành chính mà hơn thế nữa là sau khi xem xét, kết luận, nếu quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại thì cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại cần phải khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người đi khiếu nại. Trong trường hợp có gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện cho người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể tiếp tục khiếu nại lên cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Điều cần lưu ý là người khiếu nại chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường hoặc là tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án mà không thể cùng lúc gửi đơn đến hai cơ quan này.

- Được rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người khiếu nại tự xem xét lại việc khiếu nại của mình và tạo khả năng sớm chấm dứt việc khiếu nại khi họ thấy việc khiếu nại không đúng. Trong thực tế, trong quá trình khiếu nại đang được xem xét, giải quyết nếu người khiếu nại thấy việc khiếu nại của mình là thiếu căn cứ hoặc quyền, lợi ích của mình không bị xâm phạm thì họ có quyền rút đơn, chấm dứt việc khiếu nại của mình.

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.086.357
Truy cập hiện tại 243 khách