Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tại sao Luật khiếu nại, tố cáo lại có quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân?
Ngày cập nhật 23/02/2010

 

Trả lời :

Tiếp công dân là khâu đầu tiên trong chu trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó phát huy quyền dân chủ của nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

 

Với ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng trong thực tế thời gian qua, nhiều ngành, nhiều cấp còn chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Để khắc phục tình trạng trên, Điều 75 của Luật khiếu nại, tố cáo có quy định:

“Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân”.

Luật quy định như vậy nhằm trước hết đưa công tác tiếp công dân vào nề nếp, hạn chế các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần khắc phục tình trạng người khiếu nại đến nhà riêng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để khiếu nại làm ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt bình thường của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo còn thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân: người tiếp công dân với tư cách là đại diện cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân, do đó cần phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Đồng thời, như vậy mới bảo đảm từ phía Nhà nước trong việc thực hiện đầy đủ các thủ tục tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, từ đó có cơ sở để xác định trách nhiệm của người tiếp công dân theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 4.086.357
Truy cập hiện tại 225 khách